Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học người Anh, họ đã xác định được sự thay đổi trong tế bào dẫn đến ung thư vú ở phụ nữ ngay cả khi không phải do yếu tố di truyền.
Nguyên nhân mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ được cho là do đột biến gen BRCA1. Sự đột biến này xuất hiện bởi nhiều yếu tố do di truyền hoặc do tác động từ môi trường sống. Khái niệm về yếu tố di truyền có lẽ không còn xa lạ với chúng ta, nhưng tác động từ môi trường có vẻ như phức tạp hơn. Sự đột biến gen do tác động từ môi trường còn được gọi là biểu sinh. Những gì chúng ta ăn hàng ngày và sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến sự thay đổi, đột biến gen gọi là biểu sinh này.
Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 27 tháng 6 trên tạp chí Y học Genome, các nhà khoa học người Anh đã phân tích mẫu máu của vài trăm phụ nữ trong khoảng thời gian vài năm, để tìm và theo dõi methyl hóa DNA – dấu hiệu biểu sinh được xem là có liên hệ cao nhất đến sự phát triển của ung thư vú. Theo Giáo sư Martin Widschwendter, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: “ Khi methyl hóa DNA được tìm thấy ở những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 – nguy cơ ung thư vú cao nhất và tỷ lệ sống sót thấp nhất. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng việc sửa đổi cùng một DNA ở phụ nữ có nguy cơ ung thư vú bởi di truyền, cũng có liên quan đến sự phát triển của căn bệnh này một vài năm sau đó.”
Người ta giải thích thêm methyl hóa có thể “tắt” một số gen, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch và vai trò của nó trong việc phòng chống ung thư vú. Cần phải nghiên cứu thêm để xác định dấu hiệu biểu sinh có chính xác là chỉ số rủi ro hay còn nhiều phản ứng khác liên quan đến quá trình phát triển của bệnh. Giáo sư Widschwendter cho rằng, những dữ liệu nghiên cứu này rất có ích, việc xét nghiệm máu để phát hiện nguy cơ biểu sinh của bệnh ung thư vứ ở những phụ nữ có yếu tố di truyền hoặc không, sẽ giúp theo dõi kỹ càng hơn và phòng chống hay điều trị bệnh nếu có sau này ở những giai đoạn sớm nhất.
Sau những thông tin khả thi mà nghiên cứu này chỉ ra, cũng có nhiều vấn đề xoay quanh chẳng hạn như phát hiện và can thiệp vào quá trình biến đổi gen để phòng chống hay điều trị sớm từ những mầm mống đầu tiên của bệnh, liệu có gây ra nguy cơ nào khác. Hơn nữa ở hiện tại, dữ liệu hay các cách điều trị bằng cách trực tiếp can thiệp ngay khi có những biểu hiện bất thường ở gen không phải dễ thực hiện, do chưa thực sự có đủ điều kiện để thực hiện, áp dụng trên diện rộng.
Dù có thể hiện tại chưa thực sự có đủ điều kiện để tác động kịp thời ngay từ khi nghi ngờ gen có đột biến hay biểu sinh, nhưng với chiều hướng tích cực từ nghiên cứu này, hy vọng trong tương lai gần xét nghiệm máu để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh sẽ được thực hiện. Với tỉ lệ bị bệnh ung thư vú ở phụ nữ nhiều như hiện tại trên khắp thế giới, nếu việc chẩn đoán sớm được thực hiện và thực hiện có hiệu quả, thì mỗi năm sẽ có hàng triệu phụ nữ có cơ may được loại trừ bệnh sớm trước cả chục năm.
Nguồn tham khảo: http://www.mariefranceasia.com/