Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ thường được nhắc đến khá nhiều trên các trang web báo phụ nữ, gắn với nhiều giải đáp về nguyên nhân, biểu hiện và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của phụ nữ nói chung.Trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ, hầu như ai cũng phải đối mặt với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ít nhất một vài lần trong đời. Biểu hiện của nó thường là chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh ít nhiều bất thường, trong và sau hoặc trước lúc hành kinh bị đau bụng khác thường.
Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt có rất nhiều và người ta đưa ra các trường hợp chủ yếu như:
Căng thẳng: khi căng thẳng, cơ thể bị mất cân bằng về nội tiết tố, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng thậm chí đảo lộn.
Hội chứng buồng trứng đa nang: thường xảy ra ở độ tuổi sinh sản của phụ nữ, do buồng trứng sản sinh ra các nang làm tăng estrogen, làm lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nó khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều, hiện tượng đi kèm thường là tăng cân, nhiều mụn trứng cá, gây rậm lông, thường xuyên chậm kinh hay mất kinh.
Mất cân bằng nội tiết tố: sự mất cân bằng nội tiết tố xảy ra có thể do mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh,…nó khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc có khi mất kinh.
Rối loạn chế độ dinh dưỡng: phụ nữ thường không lưu tâm nhiều đến vấn đề này nhưng thực tế nó ảnh hưởng khá nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Chế độ dinh dưỡng không cân bằng từ việc ăn uống không điều độ hoặc không hợp lý ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây rối loạn chu kỳ.
Tăng cân hoặc giảm cân: tăng cân hoặc giảm cân ảnh hưởng đến mức độ hoóc môn trong cơ thể, dẫn đến những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ thất thường.
Cho con bú: trong sữa mẹ có chất làm chậm chu kỳ kinh nguyệt nên hầu như phụ nữ cho con bú đều có vòng kinh chậm hơn bình thường. Khi thôi cho con bú một thời gian, chu kỳ kinh nguyệt mới trở lại bình thường.
Rối loạn tuyến giáp: ho óc môn tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp sự trao đổi chất trong cơ thể nên nếu rối loạn tuyến giáp sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường.
Tập thể dục hoặc hoạt động quá nhiều: sự hoạt động quá sức và không điều độ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng, đương nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt như chu kỳ thất thường hoặc có khi mất kinh.
Dậy thì: hầu hết ở độ tuổi dậy thì, các bé gái đều gặp phải hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều do nội tiết tố chưa ổn định.
Tiền mãn kinh: ở độ tuổi tiền mãn kinh, hoóc môn của phụ nữ thay đổi. Sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ thất thường.
Như vậy, rối loạn kinh nguyệt thực chất không phải là bệnh phụ nữ như nhiều người lầm tưởng, mà nó là biểu hiện của bệnh nào đó hoặc giai đoạn nào đó của cơ thể khi có những biến đổi về thể chất, hoóc môn.