Những điều cần biết trước lúc sinh

Với phái đẹp, mang thai sinh con là một điều thiêng liêng nhưng cũng không kém phần lo lâu, nếu nắm kỹ những điều cần biết trước lúc sinh, nỗi lo ấy sẽ được hạn chế và chắc chắn phụ nữ sẽ có một hành trình vượt cạn tốt đẹp.Phụ nữ mang thai cần biết khá nhiều điều từ thai kỳ, dinh dưỡng, giữ sức khỏe đến nhiều vấn đề khác xoay quanh đó. Một trong những việc khá quan trọng khiến nhiều phụ nữ khi nhắc đến là khoảnh khắc sinh nở.

Nhiều chuyên gia và bác sỹ phụ sản đã tóm lược lại khá vắn tắt nhưng không kém phần chi tiết để bạn có thể nắm rõ và thêm phần yên tâm khi để sinh con mà không phải trải qua quá nhiều áp lực cùng sự bối rối. Quá trình sinh em bé có thể được phân thành các giai đoạn sau:

Chuyển dạ

Chuyển dạ có thể được xem như sự khởi động của hành trình sinh nở. Nhiều phụ nữ đôi khi quá bối rối hoặc không theo dõi kỹ lưỡng, nên thời khắc chuyển dạ qua đi đến giai đoạn khác mới phát hiện ra. Vì thế, gần những ngày sinh, bạn nên lưu ý về việc chuyển dạ, đây là những báo hiệu cho hành trình vượt cạn của bạn sắp đến. Có các dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình đang chuyển dạ, bạn có thể tham khảo bác sỹ, sách báo và theo dõi cơ thể mình cẩn thận. Điều này sẽ giúp bạn luôn bình tĩnh để xử lý từng giai đoạn 1 trong quá trình sinh nở.

chuan bi sinh con 1 550x343 - Những điều cần biết trước lúc sinh

Giai đoạn 1 – cơ tử cung bắt đầu co bóp và bạn bắt đầu đau

Các cơ tử cung co bóp để giúp cổ tử cung mở rộng dần cho tới lúc sinh đủ cho em bé chui ra. Quá trình này thường diễ ra từ 10-12 tiếng với trường hợp bạn sinh con đầu lòng. Khi bạn thấy xuất hiện những cơn co bóp này, khiến bạn đau, bạn nên bấm đồng hồ để theo dõi và đến bệnh viện ngay, nhập viện để bác sỹ kiểm tra tình trạng của em bé, kiểm tra sức khỏe của bạn, khám nội khoa để theo dõi tiến trình mở rộng của cổ tử cung cũng như vị trí của em bé.

chuan bi sinh con 2 550x343 - Những điều cần biết trước lúc sinh

Giai đoạn 2– rặn và sinh

Tử cung giãn nở và bạn bắt đầu quá trình rặn, các cơn co bóp mạnh hơn nhưng bạn sẽ không cảm thấy đau nhiều như ở Giai đoạn 1. Để giảm bớt cơn đau, bạn kiên trì rặn đều đặn, buông lỏng cơ thể. Cố gắng hít thở nghỉ ngơi giữa các cơn co, để tập trung sức rặn. Giai đoạn 2 này thường kéo dài 1 giờ là bạn sẽ sinh nếu như bạn sinh con so.

Nhung dieu can biet truoc luc sinh1 - Những điều cần biết trước lúc sinh

Sinh em bé

Cứ mỗi cơn co thắt của tử cung và bạn rặn thì đầu em bé lại di chuyển đến gần cửa âm đạo hơn. Khi thấy đỉnh đầu em bé, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn ngưng rặn để tránh việc bạn bị rách da vì đầu em bé ra quá nhanh. Tận dụng thời gian được nghỉ này bạn hãy hít thở lấy sức lại thật nhanh. Khi đầu em bé nong rộng cửa âm đạo bạn sẽ có cảm giác như bị châm chích nhưng đừng lo, cảm giác này qua rất nhanh. Trường hợp găp phải nguy cơ rách da, hoặc em bé mệt, bác sỹ sẽ tiến hành thủ thuật cắt âm hộ.

Lúc chui ra đầu ra khỏi cửa âm hộ, bác sỹ sẽ kiểm tra cổ em bé để bảo đảm không bị dây rốn cuốn cổ. Em bé sẽ được lau sạch mắt, mũi miệng và trong trường hợp cần thiết người ta sẽ dùng ống hút chất lỏng ra khỏi hệ hô hấp của bé.

Phần thân của bé tiếp tục trượt ra trong các lần co thắt sau đó. Bé ra khỏi cửa âm hộ hoàn toàn, bé sẽ khóc và thở. Nếu không bác sỹ sẽ làm thông đường hô hấp cho bé hoặc cho thở oxy nếu cần thiết.

Nhung dieu can biet truoc luc sinh2 - Những điều cần biết trước lúc sinh

Giai đoạn 3 – sau sinh

Khi bạn vượt cạn thành công, bác sỹ sẽ tiêm một mũi thuốc vào đùi để thúc tử cung co bóp mạnh, đẩy sổ bánh nhau ra ngay lập tức. Bác sỹ dùng thao tác để giúp bánh nhau bong hoàn toàn, sau đó họ kiểm tra để chắc chắn không bị sót nhau.

Bạn sẽ được làm sạch âm hộ, khâu vài mũi nếu cần thiết. Trong khi đó nữ hộ sinh sẽ cân đo, kiểm tra em bé, chích Vitamin K cho bé để phòng rối loạn xuất huyết. Dây rốn của bé được kẹp chặt và cắt sớm.

Nhung dieu can biet truoc luc sinh3 - Những điều cần biết trước lúc sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Như vậy, tóm gọn quá trình sinh em bé như trên là những điều phụ nữ cần biết để hình dung đầy đủ về quá trình sinh nở bình thường sẽ diễn ra như vậy. Nhận diện đặc điểm của từng giai đoạn, các chị sẽ dễ giữ bình tĩnh, đối mặt và trải qua nó một cách nhẹ nhàng nhất có thể, tránh được sự căng thẳng góp phần làm thuận lợi hơn khi em bé chào đời.

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment